Donnerstag, 11. Oktober 2012

Bách việt tiên hiền chí(1)
Theo Vũ Cống(2)ngoại cảnh châu Dương(3)từ Ngũ lĩnh(4)đến biển đều là biên giới phương Nam nước Việt.Vua Vũ đi khắp thiên hạ,nhận định hình thể địa lý nhân văn rồi trở về nước Việt,họp chư hầu bàn định kế hoạch hưng chấn quốc guia.Thiếu khang(5)vua thứ sáu của vua Hạ phong cho con mình là Vô Dư giữ đất CỐI KÊ,lo việc phụng thờ tế tự vua Vũ.Vô Dư ở CỐI KÊ giữ tục truyền thống:xâm mình cắt tóc ngắn(6),phát cỏ hoang,định cư lập ấp sống theo phong hóa nông nghiệp lúa nước.
Hơn 20 đời sau Vô Dư đến con của Doãn Thường là Câu Tiễn diệt Ngô mà xưng vương,đóng đô ở Lang Gia,uy xây dựng đất nước nông nghiêp.
Cháu 6 đời của Câu Tiễn là Vô Cương cất quân đánh Sở,bị vua Sở là Hùng Thích(8) đánh bại.Vô Cương bỏ Lang Gia,đi đến Đông Vũ.Nước Việt tan,các con của Vô Cương định cư ở duyên hải Giang Nam,chia nhau kẻ làm quân trưởng,người làm vương,tất cả đều phải thần phục Sở,gọi là Bách Việt.Châu Dương từ đấy bị phân chia(9).Cối Kê lấy các sao phương nam là sao Thuần,Vỹ để định cương thổ,đất Cối Kê thuộc vào Nam Hải.
Khi Tần diệt Sở,Vương Tiễn cai trị Dương Việt chia cắt đất ra làm 3 quận :Nam hải,Quế lâm,Tượng quận.
Sau con cháu Uý đà(10) thần phục nhà Hán,họ Triệu cả 3 quận ấy,lại kiêm thêm các quận Hợp phố,Thương ngô,Uất lâm,Giao chỉ,Cửu chân,Châu nhai,tổng cộng là 9 quận vậy.Nay vùng Nam Việt,bắc giáp Cô tư (11)đến tận Cối kê là đất của Việt vậy.
Phía đông Vô Chư đóng đô ở Đông Trị đến Chương Truyền là MÂN VIỆT,Đông hải vương là Diêu đóng đô ở Vĩnh gia là ÂU VIỆT.Lãnh thổ xưa của Dịch Hu Tống chạy từ sông Tương,sông Ly về phía nam là TÂY VIỆT.Các đất TANG CA,TÂY HẠ,UNG,DUNG,TÙY,KIẾN là LẠC VIỆT.
Người Hán bảo Việt gần biển,nhiều sừng tê,đồi mồi,ngọc trai,bạc,đồng,trái cây,vải vóc...
Ôi!vùng đất có những thứ quý báu ấy há chẳng phải do dương đức thịnh hay sao?Vì dương đức thịch đã chung đúc nên nhân văn,áo mũ,lễ nhạc chẳng thua gì thanh giáo Đường Ngu.Như thế nào có phải NAM GIAO(11)buổi ban sơ là tà đâu?
Ta được biết thái sử Công(12)có viết rằng "Việt tuy bị gọi là man di nhưng tiền khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy".Nơi sách Xuân thu có ghi chép việc Câu Tiễn từ Việt tiến vào Ngô.Man di mà làm được việc ấy sao?Thưở ấy Việt đã có văn hiến cao cho nên người Việt đã biết bền gan,sống cảnh khổ thân,mệt sức,với mưu sâu thần kế,rửa sạch cái nhục bị ngoại nhân trói buộc,kiểm soát ăn nằm.Việt đã có quyền uy hiệu lệnh cả Trung quốc phải tuân theo răm rắp(13).
Từ Tần,Hán trở về sau,Việt có họ SÔ với Vô Chư(14)với Diêu(15),họ Triệu với Đà(16) với Quang đều là những kẻ sự nghiệp lẫy lừng,kẻ tả hữu là người Vieetjtaif ba xuất chungskhoong ít,Xem như họ Lưu với Đông,Tây 2 kinh(18),bầy tôi công nghiệp lớn lao,văn chương lỗi lạc,kẻ bắc người nam nước Việt,bảy tám đến từ Bạc hải,Giao châu càng nhiều lắm vậy.
Lại xét trong sử sách cũng như các văn bản còn lưu trữ nơi nhà các quan,có đến 120 vị hiền tài tị nạn nhà Chu,đến cõi Việt mà nương náu,ẩn dật.Nay ghi chép về các bậc đại hiền,tiểu hiền Việt từ thời xa xưa đến tận Đường,Tống mà thành sách BÁCH VIỆT TIÊN HIỀN CHÍ
                                                             Năm Gia tĩnh thứ 33(19)
                                                             Tháng 11 ngày trường nhật
                            Người LĨNH NAM là Châu Đại Nhậm tự viết lời tựa
Tui,"thằng đánh máy" giúp vui bà con nào chưa được đọc sách này.Vì sách viết chương hồi,nhiều phần,phần dài phần ngắn mà trích dẫn lại nhiều nên khó đánh 1 lần .

Chú thích:
(1):  chữ Viêt(...)thứ nhất biểu tượng ý nghĩa định cư,khai phá đất hoang,be bờ dẫn nước,cấy cày trồng trọt,làm nên một nền văn minh nông nghiệp,có tính cách tồn trữ, cao cả vượt trên các sắc dân du mục còn lang thang đó đây(Hán) để mưu việc sinh nhai.
Còn chữ Việt(...)thứ 2 biểu tượng ý chí cao quý dấn thân,khai phá những nơi còn âm u tối tăm,bằng ánh sáng văn hóa,tình người,tạo thành một xã hội định cư văn minh,ấm cúng.Vậy cho nên đã vượt trên các sắc tộc còn lang thang du mục.
Với chủ trương chia để trị người thực dân Tàu từ đời đông Hán đã nham hiểm xuyên tạc gán cho 2 chữ Việt(không biết đánh máy)trên 2 nghĩa khác nhau.Theo mưu đò đen tối đó chữ Việt thứ nhất là địa giới tỉnh Quảng đông,Quảng tây,chữ Việt thứ 2 là Việt nam ta.
(2): Vũ cống
Sách Thượng thư,một bộ sử rất cổ,không rõ tác giả,chỉ biết sách này được Khổng tử(551-479 tcn)san định.,nguyên vì ngày xưa viết trên thẻ tre,bảng gỗ,xâu dây thắt nút lại thành sách.Trải lâu đớiách qua nhiều người đọclàm lẫn lộn thứ tự trước sau,Khổng tử sắp xếp lại thành chương mục.
Trong sách Thượng thư có chương Vũ Cống.
Vũ là vua Vũ,là người Việt,có công trị thủy,được vua Thuấn truyền ngôi,sáng lập ra nhà Hạ kéo dài 700 năm trong lịch sử.Trong khi đi trị thủy Vũ đi khắp nơi,vùng để khai thông kinh ngòi,nhân đấy mà ghi chép địa lý hình thể,địa lý nhân văn của mọi vùng.Khi lên làm vuabenf đặt phép đánh thuế thích ứng với từng địa phương.Gọi là Vũ Cống (chữ Cống có 2 nghĩa 1:phép đánh thuế do vua Vũ đặt định. 2:những phẩm vật mà chư hầu dâng lên thiên tử vậy)
(3)mỏi tay,tiếp sau....

Freitag, 7. September 2012

Giới thiệu sách: Cổ Sử ‘Bách Việt Tiên Hiền Chí’


Hình minh họa
Bộ sử cổ "Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư" là bộ sử liên quan đến Việt tộc, do sử gia Âu Ðại Nhậm viết xong vào năm Gia Tĩnh thứ 33 (1554), được sử quán nhà Minh và nhà Thanh coi là tài liệu lịch sử xác đáng dùng làm tài liệu để các sử gia Trung Hoa nghiên cứu và trích dẫn khi viết sử. Lần đầu tiên bộ sử này được dịch sang Việt ngữ bởi giáo sư Trần Lam Giang. Nội dung chính của quyển sách viết về 105 vị tiền nhân gốc Việt, trong đó có một số nhân vật đã trở thành nhân vật lịch sử, văn hóa vào bậc nhất mà người Tàu thường phô trương để hãnh diện. Những nhân vật tiêu biểu được sử gia Âu Ðại Nhậm ghi nhận, trước hết là vua Ðại Vũ mà sử quen gọi là vua Vũ trị thủy, vị vua sáng lập ra nhà Hạ. Vua Vũ là người Việt. Các khai quốc công thần nhà Hán như Hàn Tín, Mai Thừa, Anh Bố, Văn Ông, Tiêu Hà, Tào Tham cũng là người Việt. Thái Luân, người phát minh ra giấy viết ngày nay chúng ta xử dụng, người Tàu lấy làm hãnh diện là 1 trong tứ đại phát minh mà người Trung Hoa góp vào văn minh nhân loại. Theo Bách Việt Tiên Hiền Chí, Thái Luân là người Việt. Chưa hết, nhân vật Nhâm Diên (Tích Quang - Nhâm Diên) được sử Tàu dựng lên làm người cùng Tích Quang dậy dân ta cấy cày. Bách Việt Tiên Hiền Chí chỉ ra tiên hiền Việt tộc xuất chúng được Nhâm Diên bái làm thầy.

Sử gia Âu Ðại Nhậm viết: "Theo sách Nhất Lưỡng Hán Dư Ðịa Chí, Cối Kê bị chia thành hai phần: Ðan Dương và Dự Chương. Một phần thuộc cảnh giới Ngô, một phần thuộc cảnh giới Việt. Vốn xưa Cối Kê chỉ là đất của Việt, miêu duệ vua Hạ Vũ cai trị đất này. Từ sau biến cố lìa tan, đến định cư trên miền duyên hải Giang Nam, kẻ làm vương người làm quân trưởng, dòng dõi Bách Việt sinh sôi đông đảo, sống đời hạnh phúc, nức danh tươi tốt ở đây. Ðất nước của các quân trưởng, xa, đến tận Nam Hải, Quế Lâm. Từ Hán về sau, để tiện việc cất quân đánh chiếm, đã vẽ họa đồ phân chia Việt thành châu, thành quận lấy lệ mà thôi. Tên đất cũng là tự ý đặt, sai khác khá nhiều với tên đích thực. Nay muốn viết cho được đúng đắn, phải dùng sử sách của người bản xứ. Ðơn cử thí dụ, chẳng hạn như đất Lư Phượng, Hoài Dương, nhà Hán gọi bừa là quận Ðông Hải, quận Hoài Lâm. Tuy sách Hán Chí có vẽ bản đồ, phân định biên cương của Ngô-Thục; cũng vẫn chỉ là: vẽ cho có vẽ, không đúng sự thực..."

Tác giả Âu Ðại Nhậm đã vận dụng cách "lách" (viết lách mà !) tài tình để cuốn sách sử này được lưu truyền ngay trong lòng người TQ những kẽ luôn có dã tâm hủy diệt chứng liệu các dân tộc hình thành Trung Hoa. Dù thế, cuốn sách cũng trải qua 500 năm thăng trầm lưu lạc, trù dập. Cuối cùng, được xếp vào "Tứ Khố Toàn Thư", là bốn kho tàng trữ sách của triều Minh.

Như đã nói ở phần trên, nhà Hán đã chia cắt đất bị chiếm (của Việt tộc) ở phía Nam sông Dương Tử, đặt tên mới, xóa tất cả dấu vết cũ nên việc tìm hiểu tên người, tên đất cần phải tra cứu rất nhiều sách, nhất là các sách có bề dày lịch sử. Ngoài các bộ chính sử Trung Hoa, giáo sư Trầm Lam Giang còn tra cứu thêm nhiều sách trong Tứ Khố Toàn Thư, các bộ từ điển, tự điển uy tín Từ Hải, Khang Hy cho đến các bộ sách lưu hành rất giới hạn như Thủy Kinh Chú, Sơn Hải Kinh... để chú thích, dẫn giải toàn bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí, Lĩnh Nam Di Thư.

Công trình dịch và chú thích của giáo sư Trần Lam Giang đã giúp Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư thành chứng liệu lịch sử để người Việt Nam hiện nay và các thế hệ sau hãnh diện là người Việt. Từ trước đến nay, chúng ta thường có niềm tự hào là người Việt nhưng khi con cháu lớn lên chúng thường muốn có cái gì cụ thể để hãnh diện là người Việt Nam nhưng không tìm thấy và trở nên nghi ngờ . Bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư là chứng liệu lịch sử đáp ứng nhu cầu này. Sách được dịch sang Việt ngữ, chú thích công phu (nội dung chú thích dày hơn nội dung tác phẩm) và hơn thế nữa, đã in toàn bộ nguyên tác, bằng chữ Nho, để "nói có sách, mách có chứng".

Bách Việt Tiên Hiền Chí được viết từ hơn 500 về trước. Mãi đến ngày nay mới được dịch sang tiếng Việt. Công việc truy tầm nguyên bản, so sánh, đối chiếu cũng như dịch và chú thích cũng mất một khoảng thời gian khá dài, trên dưới mười năm. Ðó là chưa kể công việc lần theo các sử liệu có đề cập đến tác phẩm - là gợi ý tiên khởi - trong sử liệu Việt Nam trước đây. Đây không chỉ là công lao của dịch giả - giáo sư Trần Lam Giang mà còn là thành quả rất đấng được trân trọng của nhiều nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến lịch sử, văn hóa dân tộc đang sống tại Hoa Kỳ vả trong Việt Nam .

Mittwoch, 22. August 2012